Trà Đạo Nhật Bản - Tinh hoa trong một tách trà
Nhật Bản luôn nổi tiếng với những điểm đến du lịch hấp dẫn du khách thập phương ghé thăm hàng năm. Được mệnh danh là Xứ sở hoa anh đào, du khách không chỉ say đắm trước vẻ đẹp hùng vĩ ở đây mà còn khắc ghi tâm những nền văn hóa độc đáo. Đặc biệt phải nhắc đến đó là văn hóa trà đạo Nhật Bản trứ danh. Không chỉ đơn giản là khâu pha trà tiếp đãi khách, mà đòi hỏi quá trình chuẩn bị phải thật chỉn chu và tỉ mỉ trong mỗi công đoạn. Hãy cùng 5imedia tìm hiểu về văn hóa hiếu khách ở Xứ sở hoa anh đào này nhé!
Trà đạo là gì? Ý nghĩa văn hóa trà đạo Nhật Bản
Từ một thói quen đơn giản là chuẩn bị đồ uống cho khách, càng ngày được nâng tầm thành một hình thức nghệ thuật, người Nhật vẫn luôn đọc với tên thân quen đó là trà đạo. Trong tiếng Nhật trà đạo được gọi là “Chanoyu” hoặc “Sado”, còn “omotenashi" có nghĩa là chăm sóc khách hết lòng.
Phương thức chuẩn bị và pha bột trà xanh matcha được xem là một nghệ thuật biểu diễn có tên gọi là otemae. Chakai là buổi tụ họp thông thường để bày tỏ lòng trân trọng đối với nghi thức pha trà, còn chaji là từ dùng để chỉ những dịp trang trọng. Một phiên bản khác ít phổ biến hơn của trà đạo chính là nghi thức sử dụng lá trà được gọi là Senchado.
Ở Nhật, có một câu nói về văn hóa trà đạo chính là “Ichi go ichi e” có nghĩa là “Mỗi khoảnh khắc chỉ xảy ra một lần. Cốt lõi của từng tách trà được nghệ nhân pha ra quan trọng ở vị và cả một quá trình chăm chút tách trà. Và không chỉ riêng ở Nhật, văn hóa trà ở Việt Nam lẫn Trung Quốc đều mang ý nghĩa trân trọng mọi khoảnh khắc ở thời điểm đó và luôn nhớ rằng khoảnh khắc này khó có thể lặp lại một lần nữa.
Nguồn gốc lịch sử về trà đạo Nhật Bản
Vào khoảng cuối thế kỷ XII, một vị cao tăng người Nhật là nhà sư Eisai (1141 - 1215) đã có dịp ghé sang Trung Hoa để học đạo. Khi trở về, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này, chính ngài là người đã sáng tác ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại những mẩu chuyện liên quan tới thú vui uống trà của ngài.
Từ đó, ngoài việc là thú vui tao nhã thì nó còn giúp cho người Nhật thư giãn đầu óc lẫn có tính hấp dẫn đặc biệt khi thưởng thức hương vị trà này. Họ đã kết hợp việc uống trà với tinh thần Thiền tịnh của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, nghệ thuật này đã trở thành một nền văn hóa trà đạo Nhật Bản còn tồn tại đến tận ngày nay - Trà Đạo (Chado), một giá trị văn hóa mang đậm sắc tinh tế và ý nghĩa sâu xa của người Nhật.
Các quy tắc cơ bản của văn hóa trà đạo Nhật Bản
Hòa
Có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, tạo sự hòa hợp giữa người pha trà và các dụng cụ pha trà.
Kính
Thể hiện sự kính trọng, tôn kính người khác và sự tri ân cuộc sống.
Thanh
Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới ngưỡng không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, thể hiện sự thanh tịnh, đó chính là ý nghĩa của chữ “Thanh”.
Tịch
Là “cảnh giới” cao nhất cho một tâm hồn thanh thản, sự tĩnh lặng mang đến cho con người cảm giác hạnh phúc.
Có bao nhiêu loại trà và cách pha trà đạo Nhật Bản
Trà bột Matcha
Đây là loại trà nổi tiếng và đặc trưng tại Nhật Bản. Những lá trà non được hái rồi đem đi rửa sạch, phơi ráo nước rồi được xay nhuyễn thành bột. Khiến cho Matcha vẫn mang màu xanh tươi đẹp mắt và luôn có độ ẩm nhất định chứ không khô ráo như các loại trà lá thông thường.
Khi pha trà, bột trà xanh được đánh tan trong nước sôi tạo nên mùi hương vô cùng đặc biệt, thơm lừng mùi diệp lục và hương lá trà xanh hòa chút đắng chát nhẹ và thanh ngọt ở vùng cổ họng.
Trà Nhật nguyên lá
Đây là loại trà thông dụng, chỉ dùng phần tinh chất của lá trà. Phần lá trà non được hái đem phơi khô, pha trong bình trà, chiết lấy tinh chất rồi bỏ xác trà. Màu nước của loại trà này thường có màu vàng hoặc xanh nhạt. Thông dụng nhất là có ở loại trà Sencha, Houjicha lá,... và nổi tiếng nhất chính là trà Gyokuro thượng hạng.
Trà thêm phụ liệu
Ngoài nguyên liệu chính là bột trà hoặc lá trà, người Nhật còn cho thêm một số phụ liệu khác vào trong như thảo mộc hoặc ngũ cốc để tăng thêm hương vị và công dụng cho trà. Thường người chế tác trà thường cho thêm những loại thảo dược có công dụng tốt cho sức khỏe và chữa trị một số căn bệnh. Có thể nhắc tới trà gạo rang Genmaicha (trà xanh có thêm phụ liệu là gạo lứt rang),...
Lưu ý khi thưởng thức trà đạo Nhật Bản
Trước khi thưởng thức trà
Trước khi bắt đầu tham gia thưởng thức trà đạo, ta nên tháo tất cả các trang sức kim loại, kể cả đồng hồ. Đối với phụ nữ, không nên mặc váy ngắn. Đàn ông thì nên đi tất trắng.
Không nên sử dụng nước hoa có mùi hương quá nồng vì mỗi loại trà sẽ mang đến một hương vị đặc trưng khi thưởng thức. Bạn cần giữ cho không gian thật trong lành, tinh khiết để có thể nghe được mùi hương thuần túy nhất của trà.
Trong lúc uống trà
Đầu tiên bạn hãy xoay bát trà theo chiều kim đồng hồ, lòng bàn tay trái đặt dưới đáy bát. Tay phải nâng niu, vuốt ve bát trà và đồ uống. Khi uống bạn phải tập trung vào bát trà hạn chế nhìn xung quanh.
Sau khi uống bạn hãy xoay mặt trước của bát trà ngược chiều kim đồng hồ về hướng của nghệ nhân pha trà. Sau đó bạn mới có thể tiếp tục nói chuyện với nghệ nhân ấy.
Đây là cách thưởng thức trà truyền thống, phổ biến nhất khi uống trà đạo Nhật Bản.
Sau khi thưởng thức trà
Nếu bạn uống trà loãng, sau khi uống hết phải lau viền cạnh bát trà khi đã uống xong. Nếu đó là trà mạnh, bạn không cần phải uống hết tất cả. Tuy nhiên, bạn vẫn phải lau cạnh bát và khi lau chỉ sử dụng ngón cái và ngón trỏ.
Lời kết.
Với những quy tắc chuẩn mực từ việc thưởng thức văn hóa trà đạo Nhật Bản, bạn đọc có thể hiểu thêm về nền văn hóa nghệ thuật cũng như góp cho mình một chút kiến thức để có thể tự tin tham gia vào các buổi tiệc trà đạo Nhật rồi đúng không? Hãy theo dõi 5imedia để biết thêm nhiều tin tức xã hội khác nhau cũng như về du lịch bốn phương bạn nhé!
Comments