top of page

Cách thành lập công ty và quy trình cơ bản nhất 2023

Đã cập nhật: 26 thg 5, 2023

Trong bài viết dưới đây 5imedia sẽ khái quát tổng quan về cách thành lập công ty trong năm 2023. Các bước cần chuẩn bị trước khi thành lập và những việc cần làm sau khi mở doanh nghiệp.

Cách thành lập công ty theo quy định mới nhất 2023
Cách thành lập công ty theo quy định mới nhất 2023

Thành lập công ty là gì?

Thành lập công ty là thủ tục đăng ký công ty/doanh nghiệp theo loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh.

Sau khi hoàn thành thủ tục, công ty thành lập đó sẽ có tên riêng, có mã số thuế riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch để kinh doanh.

Điều kiện để thành lập công ty

Một trong những cách thành lập công ty, bạn cần đảm bảo thỏa mãn các điều kiện sau:

Chọn loại hình công ty: Tiêu chí cơ bản của Loại hình công ty phù hợp là dựa vào số lượng thành viên góp vốn (Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên):

  • Nếu công ty chỉ có 1 người góp vốn thì chọn thành lập Công ty TNHH 1 thành viên.

  • Nếu công ty có từ 2 người góp vốn trở lên nhưng không vượt quá 50 người thì chọn thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Đặt tên công ty: Phải có đầy đủ 2 yếu tố ( gồm Loại hình công ty và Tên riêng của công ty). Tên riêng của công ty phải được viết thành những chữ cái thuộc bảng 24 chữ cái Tiếng Việt. Và kèm theo một số chữ khác: J, W, F, Z và ký tự.

Địa chỉ đặt trụ sở cho công ty: là địa chỉ cụ thể chính xác, rõ ràng để hoạt động kinh doanh. Và trụ sở công ty có treo tên, bảng hiệu.

Vốn điều lệ: là số vốn mà doanh nghiệp đó tự đăng ký để hoạt động.

Ngành nghề kinh doanh: là những ngành nghề thuộc diện pháp luật không cấm, những ngành nghề có điều kiện kinh doanh đáp ứng đủ yêu cầu hoạt động của ngành.

Người đại diện pháp luật: là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm làm các thủ tục, ký kết giấy tờ với cơ quan nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức khác.

Khi nào nên thành lập công ty?

Bạn nên thành lập công ty khi:

  • Công việc kinh doanh của bạn đòi hỏi cần phải xuất hóa đơn GTGT (Giá trị gia tăng).

  • Tổ chức doanh nghiệp của bạn cần phải có tư cách pháp nhân để ký kết các hợp đồng mua bán, sản xuất,...

  • Bạn nên hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh để đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật.

Ưu và nhược điểm khi thành lập công ty

Ưu điểm

  • Công ty TNHH sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính trong phạm vi số vốn đã góp.

  • Cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm quản lý chặt chẽ

  • Công ty sẽ được pháp luật công nhận và bảo hộ đúng với quy định ban hành của pháp luật.

  • Lợi ích kinh tế, việc hoạt động trên danh nghĩa của một tổ chức giúp tăng quy mô kinh doanh và tạo sự chuyên nghiệp. Từ đó tạo sự tin tưởng đến cho khách hàng, tạo cơ hội để giúp công ty có thể huy động vốn và những lợi ích khác.

Nhược điểm

  • Xây dựng nội bộ vững chắc luôn là việc cần làm khi thành lập công ty. Công ty có phát triển được hay không đều nhờ vào công sức của mỗi người trong công ty.

  • Những bước đầu khi thành lập công ty luôn có những thủ tục pháp lý cần phải thực hiện. Nếu chưa trang bị đủ sự hiểu biết về pháp luật thì các công ty khi thành lập sẽ gặp ít nhiều bất cập về những hồ sơ giấy tờ và các thủ tục phức tạp khác.

Tra cứu, xác thực thông tin chính xác nằm trong quy trình thành lập công ty TNHH
Tra cứu, xác thực thông tin chính xác nằm trong quy trình thành lập công ty TNHH

Hồ sơ thành lập công ty TNHH

Bạn cần lưu ý một trong những cách thành lập công ty TNHH trước và sau khi thực hiện hồ sơ ở những điều sau:

Theo quy định, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin bắt buộc sau đây:

  1. Tên doanh nghiệp.

  2. Mã số doanh nghiệp.

Như vậy, những hồ sơ cần lưu trữ sau khi thành lập doanh nghiệp:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế);

  2. Dấu tròn công ty;

  3. Điều lệ công ty;

  4. Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH)/Danh sách cổ đông (đối với công ty CP);

  5. Thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu của công ty;

  6. Giấy biên nhận công bố và biên lai công bố thông tin doanh nghiệp (300.000 đồng).

Nên đăng ký thành lập công ty TNHH ở đâu uy tín?

Quý khách muốn nắm rõ hơn về thủ tục, cách thành lập công ty TNHH hay tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ quy trình thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn một cách chính xác và nhanh nhất. Hãy đến với đơn vị Cty TNHH TIM SEN, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tại đơn vị chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn quy trình thành lập công ty cũng như các thủ tục thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn.


11 lượt xem

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentários


bottom of page