top of page
Ảnh của tác giảGOB Kỹ thuật viên

Khái niệm và các bước thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Đã cập nhật: 26 thg 5, 2023

Việc thành lập công ty TNHH 1 thành viên vốn không hề đơn giản, nó không chỉ là chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ mà còn phải lưu ý đến nhiều vấn đề khác. Vậy, hãy cùng 5IMEDIA tìm hiểu qua các bước cơ bản và cũng cực kỳ quan trọng khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên nhé!

Công ty TNHH 1 thành viên được định nghĩa như thế nào?

Theo Điều 74 - Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 1 thành viên được khái niệm như sau:

  • Là công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty). Tài sản chủ sở hữu tách biệt với tài sản công ty và phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ về các khoản nợ cũng như tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.

  • Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ chính thức có tư cách pháp nhân.

  • Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

  • Được phát hành trái phiếu theo quy định của điều luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khái niệm công ty TNHH 1 thành viên
Khái niệm công ty TNHH 1 thành viên

5 bước cơ bản khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Bước 1: Xác định thông tin cho doanh nghiệp

Những thông tin về doanh nghiệp mà bạn cần chuẩn bị bao gồm:

Tên công ty

Bạn nên tham khảo tên của các doanh nghiệp đi trước trên cơ sở dữ liệu quốc gia để đặt cho công ty một cái tên thật đẹp và ý nghĩa. Hãy lưu ý đến các quy định cấm trong đặt tên doanh nghiệp.

Về địa chỉ trụ sở

Địa chỉ cần phải có địa điểm rõ ràng, cụ thể và phải ở lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ trụ sở bao gồm số nhà, hẻm, phố, thôn, xóm ấp, xã, phường, thị trấn, quận, thành phố, tỉnh,...

Địa chỉ công ty có thể đặt tại nhà riêng nhưng phải là nhà độc lập. Tuy nhiên, cũng có trường hợp có thể đặt địa chỉ tại tầng trệt của chung cư, nhưng phải được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền.

Hoặc có thể thuê địa chỉ để làm trụ sở công ty, đối với trường hợp này, công ty của bạn có thể đặt chung địa chỉ với những công ty khác.

Về vốn điều lệ

Khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên, pháp luật không có quy định về vốn điều lệ. Mà nó sẽ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của công ty và mức vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến lệ phí môn bài mà công ty cần phải nộp.

Xác định ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Doanh nghiệp được phép kinh doanh những ngành nghề không thuộc phạm vi cấm của pháp luật. Tuy nhiên, có một số ngành nghề cần đáp ứng một số điều kiện nhất định mới được phép kinh doanh như điều kiện về vốn, về nhân sự, giấy phép kinh doanh,...


Cần xác định ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Cần xác định ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Người đại diện theo pháp luật

Đối với công ty TNHH 1 thành viên, người đại diện theo pháp luật có thể là một hoặc nhiều người. Đối với trường hợp điều lệ công ty không quy định thì mặc định người đại diện theo pháp luật sẽ là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.

Điều lệ của công ty

Điều lệ công ty sẽ quy định về các vấn đề của công ty mà chủ sở hữu đã xác định. Bao gồm các yếu tố như: tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, quyền và nghĩa vụ của nhân viên đối với công ty, cơ cấu quản lý,...

Bước 2: Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên sẽ gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký công ty

  2. Điều lệ của công ty

  3. Bản sao các giấy tờ:

  • Giấy tờ tuỳ thân

  • Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác tương đương và văn bản uỷ quyền.

  • Nếu thành viên/ cổ đông là người nước ngoài thì các bản sao cần được hợp pháp hoá lãnh sự.

  1. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ

  2. Mục lục, bìa hồ sơ và giấy uỷ quyền để thực hiện thủ tục.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên đến Sở Kế hoạch & đầu tư

Tiến hành nộp hồ sơ bản mềm đến Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi nhận được thông báo hợp lệ sẽ tiến hành nộp tiếp hồ sơ bản cứng trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư. Và trên giấy biên nhận, hãy theo ngày hẹn và đến nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Công bố thông tin nội dung thành lập công ty trên Cổng thông tin quốc gia

Công ty phải công bố thông tin công khai trên Cổng thông tin quốc gia sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố gồm nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề công ty.

Bước 5: Tiến hành khắc dấu và đăng tải mẫu dấu doanh nghiệp

Tiếp đến, công ty cần tiến hành khắc dấu và đăng tải mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung của con dấu.

 Con dấu là vật đại diện cho doanh nghiệp
Con dấu là vật đại diện cho doanh nghiệp

Lời kết

Đây là một số thông tin về thành lập công ty TNHH 1 thành viênTIMSEN muốn giới thiệu cho người đọc. Thành lập công ty là một quá trình khó khăn và tốn nhiều thời gian, tiền bạc. Vậy nên hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt đầu nhé!

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc thành lập công ty, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi!


19 lượt xem

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page