top of page
Ảnh của tác giảLập Xuân - GOBRANDING

Tháp giải nhiệt vuông là gì? Nguyên lý, cấu tạo và ứng dụng

Hiện nay, tháp giải nhiệt được ứng dụng nhiều trong đời sống ngày nay. Đặc biệt là tháp giải nhiệt dạng vuông luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà máy hay khu công nghiệp. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về cấu tạo, nguyên lý và ứng dụng của tháp giải nhiệt vuông trong đời sống ngày nay.

Tháp giải nhiệt được ứng dụng rộng rãi trong đời sống ngày nay
Tháp giải nhiệt được ứng dụng rộng rãi trong đời sống ngày nay

Tháp giải nhiệt vuông là gì?

Để làm giảm nhiệt độ của nước bằng cách sử dụng không khí, người ta thường sử dụng tháp vuông giải nhiệt. Ngày nay, tháp giải nhiệt vuông được thiết kế có hình vuông hoặc hình chữ nhật bên ngoài, bên trong là hệ thống làm mát khép kín. Đặt biệt, nó mang một thiết kế ngày càng hoàn hảo và khoa học với mục đích giúp cho việc giải nhiệt máy móc, thiết bị một cách trơn tru và đem lại hiệu quả khi sử dụng nhất.

Đặc điểm và cấu tạo

Đặc điểm

Tháp vuông giải nhiệt được chế tạo thường có trọng lượng không quá lớn và có hệ thống làm mát hoàn chỉnh và khép kín. Nó bao gồm các linh kiện mang tiêu chuẩn hóa giúp cho việc vận chuyển ngày càng dễ dàng hơn. Ngoài ra với trọng lượng nhỏ nên nó dễ dàng tháo ráp và lắp đặt hơn, tiện lợi hơn trọng việc nâng và hạ tháp tới địa điểm được chỉ định trước.

Hơn nữa, tháp giải nhiệt vuông có khả năng liên kết với nhiều tháp khác để tạo nên một tháp tổng hợp có công suất lớn. Không chỉ dừng lại ở đó, diện tích mặt sàn của tháp vuông cũng nhỏ hơn các loại tháp tròn. Vì vậy, nó rất thích hợp để lắp đặt tại các chung cư, tòa cao ốc và những vị trí không quá rộng, chật hẹp.

Cấu tạo

Với những đặc điểm nổi bật của tháp vuông giải nhiệt thì sau đây là cấu tạo một số bộ phận nổi bật của nó, cụ thể:

  • Quạt: Được làm bằng các loại vật liệu như nhựa hay kim loại, lắp đặt ở phía trên tháp. Quạt có nhiệm vụ hút không khí từ bên ngoài vào tháp. được thiết kế có công suất phù hợp với công suất làm mát của tháp.

  • Vỏ tháp: Vật liệu composite tổng hợp là thành phần chính bên trong vỏ tháp. Với tính chất bền và chắc của composite nên nó chống ăn mòn, chống thấm nước và oxy hóa khá tốt. Vỏ tháp có thiết kế dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, có kích thước phù hợp với công suất làm mát của tháp.

  • Màng trao đổi nhiệt: Nhựa hoặc kim loại là 2 vật liệu thấy bên trong màng trao đổi nhiệt. Nó có vai trò quan trọng làm truyền nhiệt từ nước nóng sang không khí. Màng thường được lắp đặt bên trong bồn chứa nước, có dạng tấm hoặc ống.

  • Bồn chứa nước: Giống với vỏ tháp, bồn chức cũng được làm bằng vật liệu composite tổng hợp hoặc thép không gỉ. Bồn chứa nước có nhiệm vụ chứa nước cần được làm mát và được thiết kế có dung tích phù hợp với công suất làm mát của từng loại tháp khác nhau.

  • Hệ thống ống dẫn nước: Ống dẫn nước được làm bằng vật liệu nhựa hoặc kim loại và được lắp đặt bên trong tháp. Thường thì nó có nhiệm vụ dẫn nước nóng vào và nước lạnh ra khỏi tháp, được cấu tạo với kích thước phù hợp với công suất làm mát của tháp.

Tháp giải nhiệt dáng vuông được cấu tạo với nhiều bộ phận khác nhau
Tháp giải nhiệt dáng vuông được cấu tạo với nhiều bộ phận khác nhau

Nguyên lý làm việc

Tháp giải nhiệt vuông với thiết kế là các luồng khí đi theo phương thẳng đứng, cùng chiều với lượng nước chảy theo phương của trọng lực. Khi này, nước sẽ tiếp xúc với màng trao đổi nhiệt qua hệ thống nước phân phối, trong khi nước đang chảy xuống theo phương hướng xuống của trọng lực. Luồng khí sẽ cuốn theo hơi nóng rồi tràn ra môi trường bên ngoài giúp làm giảm nhiệt độ của nước. Nguồn nước sau khi được làm mát sẽ chảy xuống đế bồn và đường ống để tiếp tục sử dụng trong quá trình làm mát máy móc và thiết bị.

Quy trình hoạt động của một chiếc tháp giải nhiệt vuông thường thấy
Quy trình hoạt động của một chiếc tháp giải nhiệt vuông thường thấy

Ưu điểm và nhược điểm của tháp giải nhiệt vuông

Ưu điểm

Một số ưu điểm nổi bật của dòng tháp này có thể kể đến như:

  • Tiết kiệm không gian lắp đặt: Nó dễ dàng liên kết với tháp khác để tạo nên tổ hợp nhiều tháp với công suất lớn, tiết kiệm được nhiều diện tích hơn.

  • Tiết kiệm lượng điện sử dụng: Ứng dụng nguyên tắc thủy động lực học. Đồng thời, quạt có họng mang hình dạng giống ống thông gió. Vì thế giúp lưu thông gió tốt hơn, động cơ motor không cần làm việc quá công suất nên tiết kiệm được tối đa lượng điện năng.

  • Hiệu quả làm mát cao: Thiết bị này thiết kế với mặt màng tản nhiệt rộng, nối tiếp nhau bằng dạng sóng giúp tạo tốc độ dòng chảy thấp, phân phối nước đều hơn. Từ đó làm mát vuông nâng cao hiệu quả làm mát nước.

  • Độ ồn thấp: Vỏ tháp với chất liệu composite cao cấp nên cho khả năng cách âm hiệu quả. Đồng thời, thiết bị giảm tốc cũng được lắp đặt bên trong vỏ tháp. Nhờ đó, tháp vuông giải nhiệt nước khi làm việc thì rất êm ái và ít rung chấn.

Nhược điểm

Trong vô vàn ưu điểm của tháp vuông đã được liệt kê thì nó cũng có một số nhược điểm. Khuyết điểm lớn nhất của một chiếc máy giải nhiệt là kích thước. Chúng thường có kích cỡ lớn và cồng kềnh nên việc vận chuyển, lắp đặt sẽ trở nên khó khăn hơn.

Những ưu điểm và nhược điểm nổi bật của tháp giải nhiệt vuông
Những ưu điểm và nhược điểm nổi bật của tháp giải nhiệt vuông

Nên mua tháp giải nhiệt tròn hay vuông?

Lựa chọn tháp giải nhiệt loại tròn hay vuông thường hay dựa vào mô hình, quy mô sản xuất và mục đích sử dụng cho từng loại doanh nghiệp khác nhau. Việc xác định rõ mục đích của doanh nghiệp sẽ góp phần làm giảm bớt nhiều loại chi phí như điện, nước và đầu tư.

Thông thường, tháp giải nhiệt vuông có ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp có quy mô lớn như luyện kim, sản xuất nhựa, dệt may,...Trái lại thì tháp giải nhiệt tròn thì được ứng dụng cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn.

Ngoài ra, giá thành cho 2 dòng tháp giải nhiệt này cũng khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu, công suất hoạt động mà lựa chọn phù hợp. Bình thường, giá của tháp tròn sẽ thấp hơn một chút so với tháp vuông. Tuy nhiên khi sử dụng cho thời gian dài hơn, tháp vuông giải nhiệt sẽ mang lại nhiều lợi ít hơn, luôn vượt trội hơn, tần suất bảo trì thấp hơn và bảo dưỡng cũng dễ dàng hơn.

Ứng dụng tháp giải nhiệt vuông trong đời sống

Tháp vuông giải nhiệt là thiết bị không thể thiếu trong các nhà xưởng công nghiệp. Thiết bị này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất như sau:

Công nghiệp lạnh HVAC

Trong ngành công nghiệp lạnh HVAC, tháp vuông giải nhiệt được sử dụng để giải nhiệt cho dàn nóng của máy lạnh. Dàn nóng là bộ phận trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh và không khí và nó sẽ sinh ra nhiệt trong quá trình hoạt động. Từ đó sẽ giúp giảm nhiệt độ của môi chất lạnh, giúp máy lạnh hoạt động hiệu quả hơn.

Công nghiệp sản xuất thép

Trong công nghiệp sản xuất thép, tháp giải nhiệt vuông được sử dụng để giải nhiệt cho các thiết bị sản xuất thép như lò luyện thép, lò nung,... Các thiết bị này sinh ra một lượng nhiệt rất lớn trong quá trình hoạt động, nếu không được giải nhiệt kịp thời sẽ gây ra các nguy cơ cháy nổ, hư hỏng thiết bị. Việc ứng dụng trong ngành này sẽ giúp giảm nhiệt độ của nước, từ đó giúp giải nhiệt cho các thiết bị sản xuất thép một cách hiệu quả.

Ứng dụng của tháp vuông làm mát nước trong cuộc sống
Ứng dụng của tháp vuông làm mát nước trong cuộc sống

Công nghiệp sản xuất nhựa

Trong công nghiệp sản xuất nhựa, các dòng tháp này được sử dụng để giải nhiệt cho các máy ép nhựa. Máy ép nhựa cũng sinh ra một lượng nhiệt lớn trong quá trình hoạt động, nếu không được giải nhiệt kịp thời sẽ gây ra các nguy cơ hư hỏng máy móc. Tháp giải nhiệt vuông sẽ giúp giảm nhiệt độ của nước, từ đó giúp giải nhiệt cho các máy ép nhựa một cách hiệu quả.

Các ngành khác

Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác như hóa chất, rượu bia, chế biến thực phẩm, xử lý nước thải,...giúp giảm nguy cơ và tác động xấu đến môi trường.

Lời kết

Tháp giải nhiệt ngày nay là một thiết bị quan trọng trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Đặc biệt tháp giải nhiệt vuông với những ưu điểm nổi bật, đang ngày càng được sử dụng rộng rãi. Nếu Quý khách muốn tìm hiểu thêm về chúng tôi thì hãy theo dõi ngay để được cập nhật thêm về tháp giải nhiệt Tashin trong bài viết sắp tới nhé!


52 lượt xem

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page